Thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hoạt động diễn ra phổ biến trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Việc thay đổi nhằm tạo nên sự phù hợp với quy mô, kế hoạch phát triển cũng như định hướng kinh doanh của công ty. Vậy thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thực hiện như thế nào? Cùng Global T&G theo dõi bài viết sau để giải đáp thắc mắc này nhé.

Quy định của pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại cơ cấu, hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường công ty sẽ thực hiện việc thay đổi từ loại hình này sang loại hình khác để phù hợp hơn với quy mô, tình hình phát triển và chiến lược kinh doanh mới của mình. Tuy nhiên hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ ghi nhận một số hình thức chuyển đổi gồm:

Trong từng trường hợp, thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng có sự khác biệt. Vì vậy chủ sở hữu, người đứng đầu công ty phải tìm hiểu kỹ các quy định pháp lý. Đồng thời bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để nhanh chóng được cơ có thẩm quyền giải quyết, chấp thuận và cấp giấy chứng nhận.

Thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Quy định của pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Nghĩa vụ quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Khi chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác, chúng ta phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan nhà nước. Nghĩa vụ này được quy định rõ tại Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC :

“3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định).”

Đối với trường hợp doanh nghiệp không phải quyết toán thuế khi thay đổi loại hình doanh nghiệp. Nội dung khoản 2 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC cũng quy định rõ như sau:

“… 2. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định.”

Như vậy chúng ta cần nắm rõ luật và xem xét doanh nghiệp của mình thuộc trường hợp nào để thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế một cách nhanh chóng. Đây là nhiệm vụ bắt buộc để công ty có đủ điều kiện hoạt động hợp pháp.

>>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ khai báo thuế

Thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Nghĩa vụ quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thực tế, thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng không quá phức tạp và tốn kém nhiều thời gian. Tuy nhiên chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2014/ TT-BTC. Sau đó đem nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đúng thời gian cho cơ quan thuế.

Hồ sơ khai quyết toán thuế

  • Tờ khai theo mẫu 03/TNDN về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, công ty giải thể, chấm dứt hoạt động, chia tách, hợp nhất hay sáp nhập.
  • Một số phụ lục kèm theo tờ khai được ban hành cùng với Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
  • Trường hợp doanh nghiệp đang có dự án đầu tư ở nước ngoài thì phải bổ sung thêm các loại giấy tờ khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ khai quyết toán thuế

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế được quy định rõ tại điểm e khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/ TT-BTC : “Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.”

Trong khoảng thời gian này, công ty bạn phải tiến hành chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để giao nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Kèm theo đó là một số loại phí khác giúp quá trình thẩm định, xét duyệt diễn ra thuận lợi.

Thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế

Lời kết

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn nắm rõ thủ tục với cơ quan thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình tiến hành thủ tục thì chúng ta nên lựa chọn dịch vụ “KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI” của Global T&G. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị hồ sơ và thực hiện nghĩa vụ thuế một cách hoàn hảo nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ GLOBAL T&G

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.