Lưu ý quan trọng về đặt tên cho Công ty cổ phần

Lưu ý quan trọng về đặt tên cho Công ty cổ phần

Khi thành lập Công ty cổ phần, điều đầu tiên doanh nghiệp phải làm là đặt tên cho Công ty sao cho đúng, đủ, phù hợp với mục đích kinh doanh, quan trọng nhất là không vi phạm phát luật. Vậy pháp luật quy định gì trong việc đặt tên doanh nghiệp, cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Hướng dẫn đặt tên cho Công ty Cổ phần

Lưu ý quan trọng về đặt tên cho Công ty cổ phần

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 thì tên doanh nghiệp bao gồm tên tiếng việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt nếu có, trong đó

1. Nếu tên tiếng Việt phải bao gồm 2 thành tố như sau:

Loại hình doanh nghiệp: Khi quyết định thành lập công ty tnhh 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên được viết là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH ”. Đối với công ty cổ phần được viết là:”Công ty cổ phần” hoặc “Công ty CP”. Đối với công ty hợp danh được viết là “Công ty hợp danh” hoặc “Công ty HD”. Đối với doanh nghiệp tư nhân được viết là “doanh nghiệp tư nhân” hoặc “doanh nghiệp TN”

Lưu ý: Tên riêng được viết bằng các chữ caí trong bảng chữ cái tiếng việt, chữ số và ký hiệu

2. Nếu tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

Là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hệ la-tinh. Khi đó, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang nước ngoài.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên được viết bằng tiếng nước ngoài.

Ngoài những vẫn đề bên trên, doanh nghiệp cần phải biết những điều cấm kỵ, vi phạm pháp luật khi đặt tên cho doanh nghiệp.

Tham khảo: Phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty

II. Đặt tên cho doanh nghiệp cấm điều gì?

1. Không đặt tên trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn

Theo khoản 1 Điều 39 Luật doanh nghiệp 2014 và khoản 1 Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ – CP khi đặt tên cho doanh nghiệp không được chọn tên trùng với tên của những doanh nghiệp đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu của quốc gia, phạm vi toàn quốc. Trừ những đơn vị đã giải thể hoặc phá sản được tòa án tuyên bố, trong đó

Tên doanh nghiệp trùng nhau là tên đã được đăng ký đọc giống hệt như tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.

Lựa chọn tên doanh nghiệp dễ nhầm lẫn trong các trường hợp như sau:

– Tên tiếng việt đề nghị được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký

– Tên viết tắt đề nghị giống như tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

– Tên bằng tiếng nước ngoài đề nghị giống với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng lĩnh vực một cữ số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt và các chữ là F, J, Z, W đứng đằng sau tên riêng của doanh nghiệp.

– Tên doanh nghiệp đề nghị chỉ khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký các ký hiệu như “-” “+” “&”

– Tên doanh nghiệp đề nghị khác với tên doanh nghiệp đã đăng ky cùng loại chữ “Tân” hoặc “mới” sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Trong quy định thành lập công ty cổ phần, Tên doanh nghiệp đề nghị khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại từ “miền bắc” “miền trung” “miền đông” “miền tây” “miền đông”…

2. Cấm sử dụng tên của các cơ quan tổ chức nhà nước như:

Khủ tục thuế khi thay đổi tên công ty hoặc đặt tên cho Công ty bị cấm sử dụng tên liên quan đến cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính chị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để làm tên riêng hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp.

3. Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều này rất phản cảm, tuy không vi phạm pháp luật nhưng chắc chắn làm mất lòng khách hàng và đương nhiên làm ảnh hưởng tới chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

4. Không sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác

Trước khi quyết định đặt tên cho doanh nghiệp, người quản lý phải tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký đang được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý thuộc cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Nói tóm lại, để việc thay đổi tên công ty trên hóa đơn hoặc đặt tên cho Công ty cổ phần đạt hiệu quả, không vi phạm các điều cấm của pháp luật, doanh nghiệp nên tham khảo trước tên, các nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý các doanh nghiệp đã đăng ký tại các cơ quan quản lý của nhà nước.

—>>> Làm đăng ký kinh doanh hộ cá thể ở đâu

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.