Hình Thức Sở Hữu Vốn Của Công Ty TNHH MTV Có Điều Gì Đặc Biệt? | ĐẦU TƯ GLOBAL - ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

Hình Thức Sở Hữu Vốn Của Công Ty TNHH MTV Có Điều Gì Đặc Biệt?

Trước khi thành lập công ty TNHH MTV, bạn cần hiểu rõ các vấn đề có liên quan đến loại hình doanh nghiệp này. Ví dụ như chủ sở hữu của công ty, khả năng huy động vốn,… Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH MTV cũng là vấn đề bạn không được bỏ qua. Bạn hãy cùng dautuglobal tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề ngay thôi nào!

Hình thức sở hữu vốn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp

Bạn biết rồi đấy, Luật Doanh nghiệp 2020 của nước ta đã “gọi tên” các loại hình doanh nghiệp phổ biến. Và ở đây, dautuglobal cùng bạn có thể kể đến một số loại như:

  • Công ty TNHH MTV.
  • Công ty TNHH 2 thành viên hoặc có từ 2 thành viên trở lên.
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty tư nhân.
  • Công ty cổ phần.

Hình thức sở hữu vốn của mỗi loại hình doanh nghiệp không giống nhau

Hình thức sở hữu vốn của mỗi loại hình doanh nghiệp không giống nhau

Được biết, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một hình thức sở hữu vốn khác nhau. Hay nói cách khác, hình thức sở hữu vốn của công ty phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà công ty đã lựa chọn. Vậy nên, không loại hình doanh nghiệp nào có hình thức sở hữu vốn giống với loại hình doanh nghiệp nào.

Tuy nhiên, dù là hình thức sở hữu vốn nào thì cơ cấu vốn của một công ty vẫn chỉ luôn gồm 2 loại. Trong đó, một loại là vốn nợ và loại còn lại chính là vốn chủ sở hữu. Mỗi công ty cũng sẽ có những cách riêng trong việc sử dụng 2 loại vốn này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Các bước thành lập công ty tnhh 2 thành viên

“Mục sở thị” hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH MTV

Vậy bạn có đang muốn biết chi tiết hơn về hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH MTV không nào? Nếu có thì hẳn là thông mà dautuglobal bật mí bên dưới sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú đấy!

Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH MTV được hiểu là công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Cá nhân/tổ chức này chính là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Đồng thời, có nghĩa vụ với các tài sản khác của công ty trong số vốn điều lệ.

Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH MTV

Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH MTV

Việc góp vốn của chủ sở hữu công ty

Vấn đề này đã được quy định rõ tại khoản 2 và 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đúng và đủ loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập công ty. Thời gian góp vốn không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời gian này, chủ ở hữu phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty. Số vốn này cần bằng giá trị số vốn đã góp trong 30 ngày kể từ ngày cuối phải góp vốn điều lệ. Đồng thời, chủ sở hữu phải cam kết sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã góp.

Việc góp vốn của chủ sở hữu vốn công ty TNHH MTV

Việc góp vốn của chủ sở hữu vốn công ty TNHH MTV

Việc rút vốn của chủ sở hữu công ty

Trong công ty TNHH MTV, chủ sở hữu cần xác định rõ ràng và có sự tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty. Từ đó mà phải kê khai thật chi tiết, minh bạch tất cả các khoản chi tiêu.

Dù góp vốn điều lệ cho công ty nhưng không vì thế mà chủ sở hữu công ty được quyền rút vốn một cách trực tiếp. Thay vào đó, để rút vốn thì chủ sở hữu cần chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ ban đầu cho một các nhân hoặc một tổ chức khác.

Việc rút vốn của chủ sở hữu vốn công ty TNHH MTV

Việc rút vốn của chủ sở hữu vốn công ty TNHH MTV

  • Trường hợp chủ sở hữu công ty chỉ chuyển nhượng một phần vốn cho cá nhân/tổ chức khác thì phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Cụ thể là chuyển đổi từ công ty TNHH MTV thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Hoặc chuyển đổi sang thành công ty cổ phần.
  • Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn cho cá nhân/tổ chức khác thì phải tiến hành thủ tục thông báo thay đổi chủ sở hữu. Hoặc thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với số vốn này. Cá nhân/tổ chức được chuyển nhượng chính thức trở thành chủ sở hữu vốn mới.

Đặc biệt, nếu chọn rút vốn dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân/tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Song song với đó là phải chịu trách nhiệm nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chi tiết này đã được nêu rõ trong Luật Doanh nghiệp 2020 tại Điều 77.

Kết luận

Nếu bạn quan tâm đến hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH MTV thì dautuglobal hy vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn! Ngoài vấn đề trên, bạn cũng có thể liên hệ tới dautuglobal để được tư vấn các vấn đề khác xoay quanh việc thành lập công ty. Đội ngũ luật sư giàu chuyên môn tại đây luôn sẵn sàng đón tiếp bạn!

XEM THÊM DỊCH VỤ KHÁC:

Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Global T&G

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.