Vốn Thành Lập Công Ty TNHH Một Thành Viên Và Các Vấn Đề Liên Quan | ĐẦU TƯ GLOBAL - ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

Vốn Thành Lập Công Ty TNHH Một Thành Viên Và Các Vấn Đề Liên Quan

Để thành lập công ty, cá nhân/tổ chức cần đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết như cơ sở vật chất, trụ sở đăng ký địa chỉ kinh doanh,… Được biết, vốn điều lệ cũng chính là một trong số các điều kiện đó. Vậy nên, dautuglobal sẽ cùng bạn tìm hiểu về vốn thành lập công ty TNHH một thành viên ngay trong bài viết này.

Đôi nét về loại hình công ty TNHH một thành viên

Khi đọc Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020, bạn sẽ nhận thấy một số loại hình doanh nghiệp hay loại hình công ty phổ biến ở nước ta. Và công ty TNHH một thành viên được biết đến như một loại hình công ty đã và đang được nhiều cá nhân/tổ chức lựa chọn.

Đôi nét về công ty TNHH một thành viên

Đôi nét về công ty TNHH một thành viên

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là một cá nhân hoặc một tổ chức. Luật pháp có quy định rằng chủ sở hữu phải có trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty do mình làm chủ.

So với các loại hình công ty khác thì cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH một thành viên có phần đơn giản, ít cồng kềnh hơn. Nhờ vậy mà chủ công ty được toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động và đường hướng kinh doanh. Từ đó mà tạo nên sự nhanh gọn và chủ động.

Vốn thành lập công ty TNHH một thành viên theo luật định

Bạn biết rồi đấy, nếu không đáp ứng đúng điều kiện về vốn thì hồ sơ xin thành lập công ty TNHH một thành viên không được phê duyệt. Chính vì vậy, bạn cần nắm rõ về điều kiện vốn để thành lập loại hình công ty này ngay khi có ý định thành lập công ty.

Theo Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên khi đăng ký thành lập công ty 1 thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu có trách nhiệm góp đúng và đủ giá trị tài sản như đã cam kết.

Vốn thành lập công ty TNHH một thành viên theo luật định

Vốn thành lập công ty TNHH một thành viên theo luật định

Thời hạn để chủ hữu công ty TNHH một thành viên góp vốn

Cũng theo nội dung được quy định tại Điều 75 của luật này, thời hạn tối đa để chủ sở hữu công ty hoàn thành việc góp vốn là 90 ngày. Ngày đầu tiên được tính từ ngày chủ sở hữu có trong tay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn,… không tính vào thời hạn 90 ngày như đã nêu.

Thời hạn để chủ hữu công ty TNHH một thành viên góp vốn

Thời hạn để chủ hữu công ty TNHH một thành viên góp vốn

Tuy nhiên, nếu không thể tiếp tục góp đủ và đúng vốn như đã cam kết thì chủ sở hữu phải tiến hành việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Khi này, số vốn điều lệ phải đảm bảo bằng tổng giá trị số vốn đã góp trong 30 ngày tính từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn.

Trong suốt quá trình góp vốn, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn đã góp đúng với cam kết trước đó. Đồng thời, chủ sở hữu cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty. Hoặc các thiệt hại xảy ra do không góp vốn, góp vốn không đủ,…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Các bước thành lập công ty tnhh một thành viên

Quyền hạn của chủ sở hữu đối với vốn điều lệ của công ty?

Bạn có đang loay hoay đi tìm đáp án chính xác cho câu hỏi mà dautuglobal vừa đặt ở trên hay không? Nếu có thì hãy xem ngay lời hồi đáp “siêu thú vị và bổ ích” mà dautuglobal dành cho bạn nhé!

Song song với nghĩa vụ góp đủ và đúng số vốn điều lệ như đã cam kết thì chủ sở hữu cũng được thực hiện các quyền nhất định có liên quan đến số vốn. Điều này đã được quy định rất rõ tại một số khoản tại Điều 76 và Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể đó là:

  • Chủ sở hữu công ty có quyền ra quyết định thành lập công ty TNHH MTV, tăng vốn điều lệ của công ty.
  • Chủ sở hữu có quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho bất kỳ cá nhân/tổ chức nào khác. Nếu chọn cách này thì chủ sở hữu phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty. Ví dụ chuyển từ công ty TNHH MTV sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Chủ sở hữu có quyền chọn vốn dưới hình thức khác nếu cả chủ sở hữu, cá nhân/tổ chức có liên quan phải chịu trách nhiệm liên đới về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
  • Chủ sở hữu cũng có quyền thu hồi toàn bộ giá trị tài sản đã góp sau khi công ty phá sản hoặc hoàn thành giải thể.

Quyền hạn của chủ sở hữu đối với vốn điều lệ của công ty?

Quyền hạn của chủ sở hữu đối với vốn điều lệ của công ty?

Kết luận

Qua bài viết này, chắc hẳn rằng bạn đã hiểu hơn về vốn thành lập công ty TNHH một thành viên và các vấn đề liên quan đến vốn! Ngoài vốn thì dautuglobal còn mách thêm với bạn việc thành lập loại hình công ty này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Và để được tư vấn, hỗ trợ thành lập công ty trọn gói thì bạn hãy tìm tới:

Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Global T&G

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.