Tất tần tật quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Tất tần tật quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là việc cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp. Lúc này công ty sẽ hoạt động dưới loại hình kinh doanh khác. Tuy nhiên họ vẫn được đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Vậy quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây Globla T&G sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này nhé.

1. Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thì có thể thực hiện theo các phương thức gồm:

  • Chuyển đổi mà không huy động thêm cá nhân, tổ chức khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp của công ty.
  • Huy động vốn góp từ các cá nhân hoặc tổ chức khác.
  • Bán toàn bộ hoặc 1 phần vốn góp cho một số cá nhân, tổ chức nào đó.
  • Kết hợp các phương án trên với nhau để chuyển đổi nhanh chóng.

Công ty phải đăng ký việc chuyển đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày. Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chúng ta sẽ nhận lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này công ty vấn được thừa kế toàn bộ các quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp. Kèm theo đó là việc thực hiện trách nhiệm về nợ, thuế, hợp đồng lao động…

Kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong vòng 7 ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho các cơ quan nhà nước khác có liên quan. Đồng thời họ cũng tiến hành cập nhật hiện trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần

2. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên

Theo quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần có thể quyết định thành lập công ty tnhh 1 thành viên theo các phương thức:

  • Một cổ đông chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, vốn góp cho tất cả các cổ đông còn lại trong công ty.
  • Tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của cổ đông doanh nghiệp.
  • Công ty còn lại 1 cổ đông vượt quá thời hạn yêu cầu về số lượng tối thiểu.

Việc chuyển nhượng, nhận góp vốn đầu tư được thực hiện theo giá thị trường, dựa trên phương pháp tài sản, dòng tiền chiết khấu… Trong 15 ngày kể từ khi hoàn thành chuyển nhượng cổ phần, công ty nộp hồ sơ chuyển đổi cho Cơ quan đăng ký kinh doanh – nơi đăng ký doanh nghiệp.

Công ty sau khi chuyển đổi được thừa kế toàn bộ các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Sau 7 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký phải thông báo cho quan nhà nước. Kết hợp đưa tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lên cơ sở dữ liệu quốc gia.

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên

3. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên

Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp trong trường hợp này được quy định gồm: Không huy động hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác; huy động thêm cá nhân, tổ chức góp vốn; Chuyển nhượng toàn bộ hay 1 phần cổ phần… Hoặc có thể kết hợp các phương thức trên với nhau.

Khi hoàn thành việc chuyển đổi, công ty thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày để được cấp giấy chứng nhận. Doanh nghiệp hoạt động dưới loại hình mới vẫn được thừa hưởng các quyền lợi và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.

Tham khảo: nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2 thành viên

4. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH

Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH đã được quy định rõ trong luật pháp Việt Nam gồm có:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là chủ sở hữu khi chuyển đổi thành lập công ty 1 thành viên. Hoặc là thành viên trong trường hợp chuyển sang thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết dùng toàn bộ tài sản của mình để chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty.
  • Chủ doanh nghiệp thiết lập thỏa thuận bằng văn bản với các bên có hợp đồng chưa thành lý. Theo đó, công ty TNHH sẽ tiếp nhận và thực hiện những hợp đồng này đúng như thỏa thuận.
  • Chủ doanh nghiệp cam kết với các thành viên góp vốn về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có ở đơn vị cũ.

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh thẩm định. Nếu công ty đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó cơ quan này sẽ tiếp tục thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan. Đồng thời cập nhật thông tin mới nhất về công ty mới chuyển đổi lên Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Tham khảo: thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH

Lời kết

Như vậy bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ về quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện nay như thế nào. Đối với mỗi hình thức chuyển đổi lại cần đáp ứng các điều kiện khác nhau. Nếu muốn giải quyết những rắc rối về thủ tục pháp lý để nhanh chóng ổn định kinh doanh, bạn có thể nhờ cậy đến sự giúp đỡ của Globla T&G. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân sự với trình độ và nghiệp vụ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn nên tất cả những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp đều được đưa ra giải pháp để tiến hành hiệu quả, tiết kiệm nhất.

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.