Sự khác biệt giữa Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên

Sự khác biệt giữa Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên

Bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp, nhưng phân vân không biết nên quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Để giúp bạn có cái nhìn đúng và sáng suốt đưa ra lựa chọn cho mình. Global T&G đưa ra sự khác biệt của hai loại hình doanh nghiệp này bằng nội dung bài viết dưới đây.

Sự khác biệt giữa Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên

Nội dung Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên
Khái niệm Thủ tục thành lập công ty tnhh một thành viên chỉ có 1 thành viên duy nhất, có thể là cá nhân hoặc một tổ chức nào đó Số lượng thành viên tối thiếu là 2 người và tối đa là 50 người, thành viên có thể vừa là cá nhân vừa là tổ chức
Quy chế pháp lý thành viên – TV là chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty cho đơn vị khác

– Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế và các nghĩa vụ tài chính khác

– Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Công ty sau khi Công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản

Thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình thì phải chào bán cho các thành viên còn lại, theo tỷ lệ vốn góp của họ trong Công ty cùng các điều kiện thành lập công ty tnhh 2 thành viên. Trong trường hợp, các thành viên không mua hoặc không mua hết trong 30 ngày thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên bên ngoài.

– Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn đã góp khi Công ty đã nộp đủ các dịch vụ khai thuế đồng thời hoàn thành các vấn đề tài chính khác

– Được chia tải sản của Công ty tương ứng với số vốn góp khi Công ty giải thể

Cơ cấu tổ chức – Nếu chủ sở hữu là cá nhân hoặc là tổ chức có 1 đại diện thì không có hội đồng thành viên.

– Nếu chủ sở hữu là tổ chức có 2 đại diện thì có thể thành lập hội đồng thành viên, chủ sở hữu duy nhất bỏ vốn là có quyền quyết định cao nhất

– Có kiểm soát đối với chủ sở hữu là tổ chức và không kiểm soát với chủ sở hữu là cá nhân

– Không cần họp hội đồng thành viên vì chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất

– Phải có hội đồng thành viên, hội đồng thành viên có các cá nhân và những thành viên góp vốn là cơ quan quyết định cao nhất

– Có lập ban kiểm soát

– Hội đồng thành viên bắt buộc phải họp

Tăng vốn điều lệ – Chủ sở hữu Công ty đầu tư thêm

– Huy động thêm vốn của người khác (Công ty phải đăng ký chuyển đổi thành thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên trong thời gian 15 ngày)

Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tăng vốn góp của từng thành viên

– Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của Công ty

– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới

Giảm vốn điều lệ Không được giảm vốn điều lệ

– Hoàn trả 1 phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ nếu đã kinh doanh hơn 2 năm nhưng vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ sau khi đã trả cho thành viên.

– Mua lại phần vốn góp

– Điều chỉnh mức giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của Công ty

Thay đổi vốn điều lệ công ty tnhh – Chỉ được rút vốn bằng cách chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác

– Nếu Công ty chuyển nhượng 1 phần vốn điều lệ cho tổ chức khác thì Công ty TNHH 1 thành viên sẽ trở thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Chỉ được chuyển nhượng khi đã thanh toán đủ các khoản nghĩa vụ tài sản.

– Muốn chuyển nhượng phải chào bán cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ cùng với điều kiện thành lập công ty tnhh 2 thành viên.

Nếu các thành viên trong Công ty không mua hoặc mua không hết trong khoảng 30 ngày từ khi chào bán thì thành viên có thể chuyển nhượng cho người ngoài.

Tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân
Cổ phiếu Không được phát hành cổ phiếu Không được phát hành cổ phiếu
Thành viên Có thể là tổ chức hoặc cá nhân góp vốn vào Công ty và là chủ sở hữu Có thể là tổ chức hoặc cá nhân góp vốn vào Công ty và là chủ sở hữu

Nhận xét:

Như vậy, do chỉ chiụ trách nhiệm các hoạt động của Công ty trong phạm vi số vốn góp vào Công ty nên ít gây rủi ro cho các thành viên. Mặt khác, số lượng các thành viên không nhiều, thường là nguời quen biết nên việc quản lý khoong quá phức tạp.

Việc chuyển nhượng vốn cũng hết sức chặt chẽ nên nhà đầu từ dễ kiểm soát được việc thay đổi thành viên.

Tuy nhiên, Công ty TNHH chịu điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay Công ty hợp danh. Huy động vốn cũng bị hạn chế chị không có quyền phát hành cổ phiếu

Tham khảo: cách thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trên đây là một số điểm khác biệt giữa Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết trước khi đưa ra quyết định quyết định thành lập công ty tnhh mtv hay công ty tnhh 2 thành viên

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.