Kế toán cần làm gì khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế?

Kế toán cần làm gì khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế?

Điều chỉnh báo cáo tài chính là công việc mà kế toán tiến hành để kiểm tra lại những sai sót còn tồn tại. Tuy nhiên có lẽ nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết cách để điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế. Chúng tôi đã nghiên cứu rất sâu về vấn đề này và tổng hợp lại qua bài viết dưới đây.

1. Điều chỉnh thuế giá trị gia tăng

Trường hợp này chúng ta tiến hành hạch toán giảm thuế GTGT được khấu trừ. Phần này được kê khai chi tiết tại chỉ tiêu [37] của tờ khai khi có quyết định thanh tra thuế. Kế toán ghi nghiệp vụ này như sau:

Nợ TK 811, 642, 242, 4211

Có TK 1331

Điều chỉnh thuế giá trị gia tăng

Điều chỉnh thuế giá trị gia tăng

2. Hạch toán các khoản truy thu

Cơ sở pháp lý là Thông tư 96/2015/TT-BTC, Nghị định 12/2015/NĐ-CP. Ngoài ra việc hạch toán còn dựa trên Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung điều 4 và điều 6.

2.1. Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

TH1: Doanh nghiệp kinh doanh có lãi vào năm trước, chúng ta tiến hành ghi:

  • Tiền truy thuế TNDN: Nợ TK 4211

Có TK 3334

  • Tiền phạt: Nợ TK 4211

Có TK 3339

  • Truy thuế GTGT: Nợ TK 4211

Có TK 33311

  • Truy thuế TNCN: Nợ TK 4211

Có TK 3335

  • Thuế phải nộp: Nợ TK 3334,3339,33311,3335

Có TK 111,112.

TH2: Doanh nghiệp kinh doanh lỗ

  • Tiền truy thuế TNDN: Nợ TK 811

Có TK 3334

  • Số tiền phạt của DN: Nợ TK 811

Có TK 3339

  • Truy thuế giá trị gia tăng: Nợ TK 811

Có TK 3339

  • Truy thuế thu nhập cá nhân: Nợ TK 811

Có TK 3335

  • Số tiền phải nộp: Nợ TK 3334, 3339,33311,3335

Có TK 111,112

2.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

TH1: Tính vào lợi nhuận của năm trước

  • DN kinh doanh có lãi: Nợ TK 4211

Có TK 3339,3334,33311,3335

TH2: Không tính lợi nhuận của năm trước hạch toán:

Nợ TK 811

Có TK 3339,3334,33311,3335

  • Kết chuyển kết quả kinh doanh: Nợ TK 911

Có TK 811

Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

3. Xử lý hàng tồn kho, tiền mặt …. bị thừa thiếu

Các loại như hàng tồn kho, hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm rất dễ bị phát sinh chênh lệch do thừa, thiếu. Cụ thể chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách xử lý:

3.1. Xử lý hàng tồn kho

TH1: Hàng hóa bị thiếu hụt và mất mát thì chúng ta tiến hành lập biên bản và tìm ra nguyên nhân. Có hai trường hợp xảy ra khi hàng hóa bị thiếu, dựa vào đó bạn có thể hạch toán chính xác:

  • Tài sản bị mất chưa rõ nguyên nhân đang chờ xử lý.
  • Tài sản đã có quyết định xử lý có cơ quan có thẩm quyền.

TH2: Hàng hóa bị phát hiện thừa thì kế toán tiến hành lập biên bản để tìm kiếm nguyên nhân. Thông thường khi kiểm kê sẽ sẽ có hai nguyên nhân khiến hàng hóa thừa:

  • Do sự nhầm lẫn trong cân, đong, đếm, đo lường hay quên chưa kịp ghi sổ thì hãy tiến hành điều chỉnh trên sổ kế toán.
  • Hàng hóa thừa thuộc quyền sở hữu của các đơn vị khác.
  • Hàng hóa bị thừa nhưng chưa rõ nguyên nhân phải đưa đi chờ xử lý.

Dựa vào các trường hợp cụ thể mà bạn có thể hạch toán các nghiệp vụ phát sinh phù hợp. Các tài khoản sử dụng là TK 002, TK 156, TK 3381,…

Xử lý hàng tồn kho

Xử lý hàng tồn kho

3.2. Nguyên vật liệu bị thừa, thiếu khi kiểm kê

TH1: Nguyên vật liệu trong kho quản lý bị thiếu phải tiến hành lập các biên bản kiểm kê và tìm nguyên nhân. Hai nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng nguyên vật liệu bị thiếu:

  • Do người ghi sổ bị nhầm lẫn thì hãy tiến hành bổ sung và điều chỉnh lại sai sót trên sổ kế toán.
  • Giá trị của nguyên vật liệu nằm trong mức cho phép theo quy định pháp luật hãy dùng TK 632, 152 để hách toán.
  • Tài sản bị hao hụt chưa rõ nguyên nhân đang chờ để được xử lý thì hạch toán căn cứ vào giá trị hao hụt. TK 1381, 1388, 111, 632,… sẽ các kế toán được sử dụng trong trường hợp này.

TH2: NVL thừa đã được xác định nguyên nhân, lúc này kế toán tiến hành ghi sổ căn cứ vào nguyên nhân.

  • Khi có quyết định xử lý kế toán tiến hành căn cứ nguyên nhân để ghi sổ.
  • Khi cấp trên đã có quyết định xử lý nguyên vật liệu thì hãy căn cứ vào quyết định để hạch toán.

TH3: Các nguyên vật liệu bị thừa của đơn vị khác thì chưa tiến hành ghi tăng TK 152. Kế toán hãy ghi vào bên nợ TK 002 hoặc nếu NVL bị trả lại thì ghi vào bên có TK 002.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

3.3. Thành phẩm bị thừa thiếu

Khi kiểm kê phát hiện sai lệch cũng sẽ tiến hành lập biên bản, tìm kiếm nguyên nhân và người gây ra. Thông thường các doanh nghiệp sẽ gặp phải một số nguyên nhân dưới đây:

– Thành phẩm bị chênh lệch do người ghi sổ không cẩn thận nên ghi nhầm. Cách khắc phục và ghi bổ sung và thực hiện điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.

– Thành phẩm bị thừa, thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân và đang chờ xử lý, chúng ta ghi TK 138, 155.

– Thành phẩm đã có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, kế toán sử dụng TK 334, 111, 112, 632,…

Thành phẩm bị thừa thiếu

Thành phẩm bị thừa thiếu

4. Lời kết

Trên đây chúng tôi đã có những chia sẻ về việc cách điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể tìm ra cho mình những phương pháp hạch toán bổ ích nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho mọi doanh nghiệp các vấn đề về sổ sách kế toán và thuế. Đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm tại dautuglobal.vn nhất định sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho bạn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ GLOBAL T&G

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.