Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm những gì?

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm những gì?

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định rõ, các doanh nghiệp có quyền được thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển. Tuy nhiên chúng ta cần phải thông báo kế hoạch này với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đăng ký thành lập. Vậy hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh gồm những gì? Cùng Globla T&G theo dõi bài viết sau để hiểu rõ vấn đề này nhé.

1. Thế nào là thay đổi ngành nghề kinh doanh?

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là một trong những thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư. Thủ tục này được tiến hành khi công ty có nhu cầu thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy xác nhận đã được cấp trước đó. Sau khi thay đổi, doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động trong lĩnh vực mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là một trong những thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư

2. Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh cần những gì?

Trước hết doanh nghiệp phải chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết. Theo đó chúng ta cần xác định việc thay đổi ngành nghề kinh doanh là theo hướng bổ sung hay lược bỏ bớt đi. Trong trường hợp bổ sung thêm thì chuẩn bị sẵn mã ngành kinh doanh chuẩn bị thêm. Còn trường hợp cần rút bớt sẽ phải liệt kê ngành nghề cần lược bỏ trong giấy đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ theo quy định của pháp luật với các loại văn bản, giấy tờ như sau:

  • Bản thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định.
  • Quyết định và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông có nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty.
  • Bản sao các tài liệu gồm: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện.

3. Hướng dẫn nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chúng ta tiếp tục tiến hành làm hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật hoặc người ủy quyền của doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh sở tại. Đồng thời nộp trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia để được đội ngũ cán bộ kiểm tra, thẩm định xem đã hợp lệ hay chưa.

Khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, trong thời gian 3 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định nội dung. Việc kiểm tra, xét duyệt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp các thủ tục đúng tiêu chuẩn, chuyên viên yêu cầu công ty mang bản cứng đến nộp.

Hồ sơ bản giấy sẽ gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố – nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính. Sau đó cơ quan này thực hiện việc cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới cho công ty.

Tham khảo: thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần

Tham khảo: thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần

Hướng dẫn nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh

4. Lưu ý khi làm hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh

4.1 Giấy tờ quan trọng nhất trong hồ sơ

Mẫu đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh là loại giấy tờ quan trọng nhất trong hồ sơ chuẩn bị. Bởi vậy chúng ta cần dùng thông báo theo đúng mẫu quy định. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm và download tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.

4.2 Nội dung kê khai trong thông báo

Các nội dung bắt buộc kê khai trong mẫu thông báo phải đảm bảo tính chính xác. Dưới đây là một số nội dung chính sẽ kê khai:

  • Tên của doanh nghiệp được viết bằng chữ in hoa.
  • Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Nội dung thông báo thay đổi
  • Chữ ký và họ tên từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

4.3 Mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh

Trong hồ sơ, doanh nghiệp cần ghi mã ngành kinh tế cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QĐ – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó trong thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh 2020, những ngành nghề có luật chuyên ngành điều chỉnh thì doanh nghiệp cũng phải ghi nhận theo văn bản pháp luật.

Sau đó tìm mã tương ứng để áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh. Với các ngành nghề có điều kiện và yêu cầu chứng chỉ hành nghề thì công ty sẽ ghi mã ngành. Tiếp theo chúng ta tìm mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ đăng ký làm hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý có thể đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng

Lời kết

Qua bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về quy trình, thủ tục làm hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh. Điều quan trọng là chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, đúng theo quy định pháp lý của nhà nước. Đồng thời ghi đúng các mục để hồ sơ nhanh chóng được xét duyệt. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong thủ tục này, doanh nghiệp có thể liên hệ với Globla T&G để được tư vấn, hỗ trợ tận tình nhé.

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.