Doanh nghiệp sau khi thành lập phải đóng những loại thuế nào?

Doanh nghiệp sau khi thành lập phải đóng những loại thuế nào?

Sau khi thành lập các doanh nghiệp, được Sở kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh, Mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế và nộp thuế cho cơ quan thuế. Tại Việt Nam, doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế cơ bản bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đặc điểm của từng loại thuế được Global T&G làm rõ ở nội dung bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp sau khi thành lập phải đóng 4 loại thuế cơ bản sau:

1. Thuế môn bài

Theo nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về phí môn bài bắt đầu từ ngày 25/02/2020

– Các tổ chức mới thành lập, hộ gia định, cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi nhánh văn phòng, văn phòng đại diện… 2 địa điểm kinh doanh trên được thành lập hoặc hoạt động sản xuất từ 1/1-31/12 được miễn lệ phí môn bài

2. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng được hiểu đơn giản là phần chênh lệch giữa phần mua và phần bán, dịch vụ khai báo thuế có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng như sau:

– Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

– Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

=> Tham khảo: báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế

=> Tham khảo: nhận làm kế toán thuế tại nhà

=> Tham khảo: dịch vụ khai thuế

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Là khoản thuế thu trên khoản lợi cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã chi trả các khoản chi phí khác thì tất cả các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN * Thuế suất

4. Thuế thu nhập cá nhân

Là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp thay cho người lao động, loại thuế thu nhập cá nhân được quyết toán theo năm nhưng được kê khai theo tháng sau khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.

Các khoản giảm trừ gồm:

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một lĩnh vực ưu tiên.

– Giảm trừ gia cảnh với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng và người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng

Hy vọng, bài viết giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc thành lập doanh nghiệp. Liên hệ với Global T&G để được hỗ trợ trực tiếp.

Bài viết được quan tâm: quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.