Thông tin cần biết để thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài
thong-tin-can-biet-de-thanh-lap-van-phong-dai-dien-tai-nuoc-ngoai

Thông tin cần biết để thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài

Văn phòng đại diện chính là đơn vị phụ thuộc của thương nhân được thành lập ở trong nước hoặc nước ngoài để xúc tiến thương mại và du lịch. Tuy nhiên, văn phòng đại diện lại không được hoạt động thương mại hoặc kinh doanh sinh lợi trực tiếp. Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp phải tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại. Đồng thời phải có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh Việt Nam về việc thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài. Bài viết sau đây của Globla T&G sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin đến bạn đọc.

1. Tìm hiểu về việc thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài

Văn phòng đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo ủy quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó. Văn phòng đại diện không có quyền hạn trực tiếp kinh doanh. Đồng thời không ký kết các hợp đồng kinh tế, thương mại với các đối tác mà chỉ có chức năng ủy quyền, quảng bá sản phẩm, hình ảnh, thương hiệu công ty tại quốc gia khác.

Khi các doanh nghiệp Việt Nam có ý định mở văn phòng đại diện tại nước ngoài nhằm quảng bá hình ảnh công ty, tìm hiểu thị trường phải tuân theo quy định pháp luật của nước đó. Bên cạnh đó phải tuân theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP của nước ta.

thong-tin-can-biet-de-thanh-lap-van-phong-dai-dien-tai-nuoc-ngoai

Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh

2. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài

Để thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài cần chuẩn bị những thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Theo Phụ lục II-12, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài để chuẩn bị hồ sơ.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc các giấy tờ tương đương.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Doanh nghiệp bắt buộc phải gửi thông báo việc chính thức thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài trong vòng 30 ngày đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Ngoài ra bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật trực tiếp gửi thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh. Có thể qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Số lượng hồ sơ gồm: 01 bộ

Bước 3: Nhận kết quả

  • Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

thong-tin-can-biet-de-thanh-lap-van-phong-dai-dien-tai-nuoc-ngoai

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài

3. Con dấu của văn phòng đại diện của công ty nước ngoài

Theo quy định trong khoản 2 điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì bản chất của văn phòng đại diện không phải là một pháp nhân. Văn phòng đại diện chỉ có chức năng là thay mặt doanh nghiệp về hành chính, không được thay mặt doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tiếp nếu như không có sự ủy quyền từ phía công ty mẹ.

Nếu văn phòng đại diện được ký hợp đồng và có sự ủy quyền của doanh nghiệp và trên hợp đồng sẽ được đóng con dấu của doanh nghiệp và không được phép sử dụng con dấu riêng. Do vậy, văn phòng đại diện không bắt buộc phải có con dấu riêng trong quá trình hoạt động.

thong-tin-can-biet-de-thanh-lap-van-phong-dai-dien-tai-nuoc-ngoai

Con dấu của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

4. Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Chính phủ cũng có những chính sách về mô hình thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với công ty nước ngoài. Tuy nhiên, thương nhân nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

  • Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận.
  • Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất 01 năm kể từ ngày được thành lập hoặc ngày đăng ký.
  • Trong trường hợp Giấy phép đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì giấy phép đó phải còn thời hạn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam.
  • Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện: tìm hiểu thị trường, xúc tiến quan hệ thương mại tại Việt Nam.
  • Nếu nội dung hoạt động của văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc trường hợp thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng hoặc các cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.

thong-tin-can-biet-de-thanh-lap-van-phong-dai-dien-tai-nuoc-ngoai

Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Lời kết

Bài viết trên đây Globla T&G đã chia sẻ thêm thông tin về thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài. Ngoài những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn nên tham khảo thêm những pháp chế của nước sở tại về việc thành lập văn phòng đại diện. Hoặc bạn có thể đến với Globla T&G, nhân viên sẽ tư vấn và giúp bạn hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Chúng tôi có những nhân viên giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ làm cho bạn cảm thấy hài lòng.

Lĩnh vực khác:

Phí thành lập công ty 100 vốn nước ngoài

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.