1️⃣Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Công Ty Cổ Phần Mới Nhất 2020
thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-co-phan-2020

Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần mới nhất 2020

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay. Đây là một hình thức liên kết vốn giữa các nhà đầu tư. Điều này xuất phát từ nhu cầu chia sẻ những rủi ro cũng như tranh thủ nguồn lực của từng cá nhân. Để giúp quý khách hàng thuận tiện hơn trong việc thành lập công ty cổ phần, Global T&G hỗ trợ hướng dẫn chi tiết về các thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật qua bài viết sau đây.

dang-ky-thanh-lap-cong-ty-co-phan-moi-nhat-2020-can-rat-nhieu-giay-to-ho-so
Đăng ký thành lập công ty cổ phần cần rất nhiều giấy tờ hồ sơ

Các Bước Làm Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Công Ty Cổ Phần – Cập Nhật Mới Nhất 2020

Để hoàn thiện đăng ký kinh doanh, cần tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

Cá nhân hay tổ chức muốn thành lập công ty cổ phần cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như sau:

  1. Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần
  2. Điều lệ công ty cổ phần
  3. Danh sách cổ đông sáng lập
  4. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có)
  5. Danh sách người đại diện được ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
  6. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  • Đối với công dân Việt Nam: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân.
  • Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Cổ đông là tổ chức: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương.
  • Cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần tại Global T&G thì soạn thảo hồ sơ như trên là nhiệm vụ của chúng tôi. Quý khách hàng sẽ không phải tốn thời gian chuẩn bị từng chút một.

chuan-bi-ho-so-dang-ky-doanh-nghiep-thanh-lap-cty-co-phan-2020
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầy đủ

Bước 2: Nộp hồ sơ lên đến cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị, soạn thảo xong hồ sơ, quý khách tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp theo 2 phương thức:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Nộp hồ sơ qua mạng điện tử tại website dangkykinhdoanh.gov.vn.

Có một số lưu ý là hiện nay tại Hà Nội, yêu cầu 100% phải thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Quý khách nhớ là phải nộp kèm bản scan tài liệu trong hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Thời hạn nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khoảng chừng 3-5 ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp khi đăng ký qua mạng điện tử, sau khi có thông báo hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Bản giấy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp còn bản scan đã nộp trên website
  • Thông báo hồ sơ qua mạng hợp lệ
  • Giấy biên nhận.

Bước 4: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp công bố thông tin đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký quốc gia sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong đó, nội dung công bố bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,danh sách cổ đông sáng lập.

Bước 5: Khắc con dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu

Sau khi hoàn thành các bước trên, quý khách hàng tiến hành khắc con dấu theo thông tin mà doanh nghiệp đã đăng ký. Hình thức, số lượng và cả nội dung của con dấu quyết định hoàn toàn do chính doanh nghiệp.

Tiếp theo, công ty muốn sử dụng hợp lệ con dấu của mình thì phải thông báo sử dụng mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Quý khách sẽ được phòng đăng ký kinh doanh cấp biên nhận cho doanh nghiệp; đồng thời họ sẽ thực hiện đăng tải thông tin của công ty và mẫu con dấu trên cổng thông tin quốc gia.

khac-con-dau-theo-thong-tin-dang-ky-thanh-lap-cong-ty-co-phan
Khắc con dấu theo thông tin mà doanh nghiệp đã đăng ký

Đến đây, về cơ bản đã hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động thì cần phải hoàn thiện một số bước tiếp theo sau:

Bước 6: Tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh để phục vụ cho việc trả thuế dễ dàng hơn.

Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử

Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng mà khách hàng mở tài khoản ở trên sẽ xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử hoàn thiện.

Bước 8: Đăng ký chữ ký số

Điều này là bắt buộc đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Chữ ký số nhằm thuận tiện cho các hoạt động kê khai thuế, báo cáo thuế và nộp thuế.

Bước 9: Đăng ký nộp thuế điện tử

Sau khi đã có chữ ký số, thì cần phải đến cơ quan thuế trực tiếp để đăng ký nộp thuế điện tử.

Bước 10: In và đặt in hóa đơn lần đầu

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải đăng ký với cơ quan thuế để đặt in hóa đơn sử dụng.

Bước 11: Kê khai và nộp thuế môn bài

Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.

ke-khai-nop-thue-mon-bai-lan-dau-khi-dang-ky-thanh-lap-cong-ty-co-phan
Kê khai và nộp thuế môn bài lần đầu

Nói chung, thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần khá rắc rối và phức tạp, làm tốn thời gian của nhiều cá nhân và tổ chức. Vì vậy, rất cần đến những đối tác cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói như Global T&G. Chúng tôi đã tư vấn và hỗ trợ hàng trăm cá nhân và tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh thành công.

Hotline tư vấn: 0703 99 2019
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được dịch vụ nhanh chóng – chuyên nghiệp nhất.

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.